Phong tục dùng trứng gà rửa mặt của thiếu nữ Thái sau tiếng sấm đầu năm
Mỗi dịp đầu Xuân, điều mong chờ nhất đối với đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An đó là tiếng sấm. Bởi theo quan niệm của bà con, khi tiếng sấm đầu tiên vang lên mới chính thức báo hiệu một năm mới thật sự. Đó là lúc cây cối, vạn vật bắt đầu sinh sôi, đơm chồi nảy lộc…
Để cảm tạ những vị thần trên trời trong năm đã che chở cho loài người, khi tiếng sấm đầu năm rền vang, các thầy mo (mo Môn) ở khắp các làng bản đều gõ chiêng chuẩn bị nghi lễ đón mừng các vị thần đến uống rượu cần cùng bà con dân bản.
Khi nghe tiếng sấm đầu tiên của năm, thầy mo Môn Vi Văn Sơn, bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu) liền trở dậy. Việc trước tiên là "ạp húa mạt" - tức là lấy nước để gội đầu, gột rửa những cái xấu đeo bám trong năm cũ. Sau đó rửa sạch các thanh kiếm để chuẩn bị làm lễ đón năm mới. Ảnh: Lương Nga
Các thiếu nữ Thái được mẹ chuẩn bị trứng gà đã luộc chín, đem ra suối rửa mặt với mong muốn da trắng như trứng gà. Ảnh: Lương Nga
Các cô gái trẻ vừa dùng trứng gà lăn qua lăn lại trên mặt vừa đọc câu đồng dao: “Xuồi hơ na cu mốt nừng xày/Na cú mày nừng tánh", nghĩa là: Rửa cho mặt sạch như trứng/Trơn bóng như như quả dưa rừng. Ảnh: Lương Nga
Những thiếu nữ Thái cùng hát đồng dao bên suối. Ảnh: Lương Nga
Thầy mo cúng mời 4 vị thần trên trời xuống đón mừng tiếng sấm đầu năm. Ảnh: Lương Nga
Bài cúng diễn ra khoảng 1 giờ đồng hồ. Mâm cúng có 4 cái bát, mỗi bát lần lượt có 5, 6, 8 và 12 miếng trầu cau, tương ứng với đó lần lượt 5, 6, 8, và 12 cây nến sáp ong. Ở giữa là một chiếc đĩa đựng 1 miếng sáp ong to, cùng 4 miếng trầu cau và 4 cây nến, xung quanh mâm là 4 miếng sáp ong khác gọi là “khắn khạp”. Mỗi chiếc bát con dành cho một vị thần trên trời. Ảnh: Lương Nga
Sợi chỉ buộc tay cho những người con nuôi của thầy mo được ngâm trong nước thuốc sắc từ các loại rễ cây rừng, có ý nghĩa chữa bệnh, xua đuổi tà ma, mang đến may mắn… Ảnh: Lương Nga
Thầy mo buộc chỉ tay, kết dây vòng cổ nhiều màu sắc cho những người con nuôi. Thầy mo Vi Văn Sơn có gần 100 người con nuôi ở khắp các xã trên địa bàn huyện. Ảnh: Lương Nga
Buộc chỉ tay với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các em nhỏ trong năm mới. Ảnh: Lương Nga
Lúc này, những người phụ nữ trong bếp đang chuẩn bị các gói xôi mời khách đến dự lễ. Ảnh: Lương Nga
Sau khi cúng xong, thầy mo đem nến đến chum rượu cần đã được chuẩn bị từ trước để mời 4 vị thần uống trước, sau đó mới mời các con cháu, người dân trong bản đến uống mừng năm mới. Ảnh: Lương Nga
Theo Lương Nga Báo Nghệ An
CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Người nặng lòng với hồn quê Việt cổ
Ngót 50 năm, vừa làm công tác giảng dạy, vừa sưu tầm những hiện vật, sử sách liên quan đến giá trị truyền thống của người Việt qua các thời kỳ cũng như từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quang Cương, giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn đã xây dựng một bảo... -
Bí ẩn chuyện lạ đất Lam Kinh: Cây ổi cười, chuyện tình cây đa thị...
Những câu chuyện khó tin về cây ổi biết cười, cây lim tự nguyện hiến thân và chuyện tình cây đa thị ôm nhau chung một gốc… nằm trong khu di tích lịch sử Lam Kinh (ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đến nay vẫn là điều gì đó bí ẩn còn chưa có lời giải đáp thích đáng.