Âm vang Trường Sơn: Khúc tráng ca tri ân người lính đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc
Nhân kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), Thượng tá, NSƯT Hương Giang, Giảng viên Trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội vừa ra mắt MV “Âm vang Trường Sơn”.
Dải Trường Sơn hùng vĩ, nơi in dấu bao chiến công oai hùng và sự hy sinh to lớn của lớp lớp thế hệ cha anh đã trở thành bản anh hùng ca bất tử, là cảm hứng bất tận cho hàng trăm, hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật làm rung động triệu triệu con tim. Đây cũng chính là lý do để nhân kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm nay, Thượng tá, NSƯT Hương Giang đã lựa chọn ca khúc “Âm vang Trường Sơn”, một sáng tác mới của nhạc sỹ Trần Nghệ, phổ thơ Nguyễn Đăng Độ làm MV ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tri ân người lính anh dũng hy sinh vì Tổ quốc.
Âm vang Trường Sơn, nhạc: Trần Nghệ, thơ: Nguyễn Đăng Độ, trình bày: NSƯT Hương Giang
Là một nghệ sĩ với gần 30 năm hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp đồng hành với màu xanh áo lính trên hầu khắp các thao trường từ Bắc chí Nam, từ biên giới hay hải đảo xa, NSƯT Hương Giang dường như đã thấu cảm với những rung động đặc biệt về hình tượng người lính Trường Sơn năm xưa của nhạc sỹ Trần Nghệ và nhà thơ Nguyễn Đăng Độ gửi gắm trong nhạc phẩm “Âm vang Trường Sơn”.
Mở đầu ca khúc, với giọng ca nhẹ nhàng sâu lắng, NSƯT Hương Giang đã hóa thân thành nhân vật người lính đi thăm lại đường Trường Sơn năm xưa và kể lại sự hy sinh anh dũng của đồng đội trong chiến tranh, đồng thời nói nên lòng tri ân, cùng bao nỗi niềm của những người ở lại. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bên cạnh chiến công hùng vĩ đã có hàng chục vạn những người con ưu tú của dân tộc đã nằm xuống dãy Trường Sơn vì quê hương đất nước. Để đến hôm nay còn đó những chứng tích "sư đoàn bia mộ" nằm lặng im giữa núi rừng hùng vĩ. Tên tuổi của các anh gắn với một thời “hoa lửa” thấm nỗi thương đau cùng vận mệnh dân tộc sẽ không bao giờ bị lãng quên trong tâm khảm mỗi người con đất Việt:
“Những sư đoàn bia mộ dọc Trường Sơn
Nằm lặng im giữa núi rừng hùng vĩ
Tổ Quốc mãi ghi ơn mong các anh yên nghỉ
Tên các anh thấm nỗi thương đau…”.

Ca khúc "Âm vang Trường Sơn", nhạc: Trần Nghệ, Thơ: Nguyễn Đăng Độ
Ở đoạn phát triển tiếp theo của ca khúc, tác giả tiếp tục sử dụng lối viết tự sự với nhịp 6/8 tạo nên giai điệu khoan thai, nhẹ nhàng khi kể về hình tượng người lính anh Bộ đội cụ Hồ nô nức lên đường tòng quân đánh giặc cứu nước theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Đã có biết bao chiến công oai hùng trong “những tháng ngày bom đạn”, “dọc Trường Sơn dầm dãi những dấu chân” của đoàn quân “trùng trùng” ra mặt trận. Đó là khí thế của hồn thiêng sông núi, của khí phách ông cha và tinh thần dân tộc mãnh liệt “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, không có kẻ thù nào có thể ngăn cản được:
Là một nghệ sĩ với gần 30 năm hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp đồng hành với màu xanh áo lính trên hầu khắp các thao trường từ Bắc chí Nam, từ biên giới hay hải đảo xa, NSƯT Hương Giang dường như đã thấu cảm với những rung động đặc biệt về hình tượng người lính Trường Sơn năm xưa của nhạc sỹ Trần Nghệ và nhà thơ Nguyễn Đăng Độ gửi gắm trong nhạc phẩm “Âm vang Trường Sơn”.
Mở đầu ca khúc, với giọng ca nhẹ nhàng sâu lắng, NSƯT Hương Giang đã hóa thân thành nhân vật người lính đi thăm lại đường Trường Sơn năm xưa và kể lại sự hy sinh anh dũng của đồng đội trong chiến tranh, đồng thời nói nên lòng tri ân, cùng bao nỗi niềm của những người ở lại. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bên cạnh chiến công hùng vĩ đã có hàng chục vạn những người con ưu tú của dân tộc đã nằm xuống dãy Trường Sơn vì quê hương đất nước. Để đến hôm nay còn đó những chứng tích "sư đoàn bia mộ" nằm lặng im giữa núi rừng hùng vĩ. Tên tuổi của các anh gắn với một thời “hoa lửa” thấm nỗi thương đau cùng vận mệnh dân tộc sẽ không bao giờ bị lãng quên trong tâm khảm mỗi người con đất Việt:
“Những sư đoàn bia mộ dọc Trường Sơn
Nằm lặng im giữa núi rừng hùng vĩ
Tổ Quốc mãi ghi ơn mong các anh yên nghỉ
Tên các anh thấm nỗi thương đau…”.

Ca khúc "Âm vang Trường Sơn", nhạc: Trần Nghệ, Thơ: Nguyễn Đăng Độ
Ở đoạn phát triển tiếp theo của ca khúc, tác giả tiếp tục sử dụng lối viết tự sự với nhịp 6/8 tạo nên giai điệu khoan thai, nhẹ nhàng khi kể về hình tượng người lính anh Bộ đội cụ Hồ nô nức lên đường tòng quân đánh giặc cứu nước theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Đã có biết bao chiến công oai hùng trong “những tháng ngày bom đạn”, “dọc Trường Sơn dầm dãi những dấu chân” của đoàn quân “trùng trùng” ra mặt trận. Đó là khí thế của hồn thiêng sông núi, của khí phách ông cha và tinh thần dân tộc mãnh liệt “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, không có kẻ thù nào có thể ngăn cản được:
“Những tháng ngày bom đạn chẳng xá chi
Mở đường cho đoàn quân ra trận tuyến
Trùng trùng xe đi nối dài vô tận
Dọc Trường Sơn dầm dãi những dấu chân…”.
Mở đường cho đoàn quân ra trận tuyến
Trùng trùng xe đi nối dài vô tận
Dọc Trường Sơn dầm dãi những dấu chân…”.


Hình ảnh NSƯT Hương Giang trong MV
Ở đoạn cao trào, nhạc sỹ Trần Nghệ đã đẩy những nốt cao ngân dài để bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn vô hạn của hôm nay và mai sau trước tinh thần và phẩm chất cao đẹp của những người anh hùng đã ngã xuống cho non sông đất nước trường tồn bất diệt:
“Xin lặng im cúi đầu trước khí phách người lính
Các anh hy sinh vì bình yên đất nước
Tổ Quốc ơi như còn đây lớp lớp đoàn quân đi…”

Nhà thơ Nguyễn Đăng Độ, tác giả bài thơ "Âm vang Trường Sơn"
Ở đoạn kết của ca khúc, đã có sự hòa quyện đặc biệt giữa giai điệu sâu lắng của âm nhạc và những ca từ giàu chất ẩn dụ để nói về sự hy sinh của người lính nhưng không bi lụy, trái lại là khúc tráng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tri ân người lính anh dũng hy sinh vì Tổ quốc để nhắc nhớ thế hệ trẻ hôm nay và mai sau viết tiếp bản hùng ca dựng xây quê hương đất nước giàu mạnh xứng đáng với sự hy sinh anh dũng của ông cha. Ở đó, sáng rực tinh thần lạc quan và lòng biết ơn vô hạn:
“Xin thắp nén tâm nhang mong bình minh rạng rỡ
Nắng xua mây đen bầu trời tươi gió mới
Hạnh phúc hôm nay ơn nhớ mãi ngàn năm…”

Nhạc sỹ Trần Nghệ, tác giả ca khúc "Âm vang Trường Sơn"
Viết về đề tài tri ân người lính đã có rất nhiều tác phẩm thành công đi cùng năm tháng, với nhạc phẩm “Âm vang Trường Sơn” của nhạc sỹ Trần Nghệ, lời thơ Nguyễn Đăng Độ đã thành công khi khắc họa hình tượng người lính anh dũng, quật cường của một thời “hoa lửa” bằng sự hòa quyện giữa ca từ mộc mạc, giàu hình ảnh với giai điệu tự sự sâu lắng trữ tình.
Với ca khúc này, NSƯT Hương Giang đã khéo léo sử dụng kỹ thuật hát Legato kết hợp với lối hát tinh tế, trong sáng, giàu cảm xúc góp phần đưa tác phẩm chạm tới trái tim người nghe một cách tự nhiên. Đây cũng chính là nén tâm nhang của người chiến sĩ, nghệ sĩ như NSƯT Hương Giang, sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh bày tỏ lòng tri ân sâu sắc nhất tới anh linh các vị anh hùng dân tộc, tiền bối cách mạng, các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho quê hương.
Theo Quyết Tuấn vanhoavaphattrien.vn
Link gốc: https://vanhoavaphattrien.vn/am-vang-truong-son-khuc-trang-ca-tri-an-nguoi-linh-da-anh-dung-hy-sinh-vi-to-quoc-a22377.html
CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Xử phạt hoa khôi Nam Em 37,5 triệu đồng vì phát ngôn gây sốc
Ngày 1/3, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hồ Chí Minh đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em (SN 1996) lên làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội. -
Thơ Nguyễn Đăng Độ: Ngọn nguồn của thơ ca
Thời gian qua, Nguyễn Đăng Độ được biết đến là tác giả của nhiều tác phẩm mang dấu ấn hiện thực và trữ tình. Qua ba thi tập đã xuất bản Tình quê (NXB Phụ nữ Việt Nam 2022), Hương xa (NXB Hội Nhà văn 2022), Những vần thơ yêu thương (NXB Hội Nhà văn 2023) anh đã hình thành cho mình... -
Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững
Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (05/7/2003 - 05/7/2023). Tỉnh Quảng Bình cam kết sẽ làm hết sức mình để bảo tồn và khai thác Di sản một cách có hiệu quả, bền vững.