Xử nghiêm việc lợi dụng lễ hội để trục lợi
Hàng loạt lễ hội trên cả nước được tổ chức ngay sau Tết Quý Mão. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch dự báo số lượng người tham gia các lễ hội truyền thống tại các địa phương có thể tăng đột biến
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) yêu cầu ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi. Đặc biệt, không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Người tham gia lễ hội có thể tăng
Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các lễ hội đầu xuân Quý Mão 2023 đang thu hút đông đảo du khách. Hàng vạn người đã đến Khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc vào mùng 6 tháng giêng để tham gia lễ hội đền Sóc xuân Quý Mão.
Năm nay, sau khi làm lễ tại sân Rồng (đền Thượng), giò hoa tre và trầu cau được cung tiến đức Thánh Gióng đã được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để phát lộc cho du khách, đúng như kịch bản, quy trình của lễ hội như đã cam kết với UNESCO.
Du khách tham dự lễ hội chùa Hương. Ảnh: HỮU HƯNG
Cùng ngày, 4 vạn người đổ về chùa Hương trong ngày khai hội, trong khi lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã diễn ra với sự tham gia của hàng ngàn người dân, du khách.
Lễ hội khai ấn Đền Trần - Nam Định năm nay sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 6-2 (từ ngày 11 đến 16 tháng giêng năm Quý Mão), từ 23 giờ 15 phút ngày 14 tháng giêng sẽ diễn ra nghi thức khai ấn. Còn tại Quảng Ninh, lễ hội xuân Yên Tử năm 2023 sẽ khai hội vào ngày 31-1 (mùng 10 tháng giêng), tại TP Uông Bí và kéo dài suốt 3 tháng đầu năm. Dự kiến, năm nay sẽ có hơn 1 triệu Phật tử, nhân dân và khách du lịch về Yên Tử trong thời gian lễ hội.
Theo bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL), do không còn bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm nay có thể sẽ có tình trạng đột biến về số lượng người tham gia lễ hội. Cục Văn hóa cơ sở đã có Công văn số 1240/VHCS-NSVH gửi các tỉnh, thành đề nghị các sở quản lý văn hóa chỉ đạo ban tổ chức lễ hội thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính. Kiên quyết không để các hành vi chen lấn, tranh cướp, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, biến tướng trong dâng sao giải hạn, phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử di tích, lễ hội…
Bộ VH-TT-DL cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các ban tổ chức lễ hội phải xây dựng, triển khai các phương án bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội. Trường hợp xảy ra ẩu đả, mất an ninh, trật tự trong lễ hội, phải yêu cầu dừng tổ chức cho đến khi ổn định tình hình.
Tổ chức khoa học, hiệu quả
Những năm trước, một số hiện tượng tiêu cực, hình ảnh phản cảm, gây bức xúc trong dư luận vẫn xảy ra trong mùa lễ hội như tranh cướp, chen lấn, xô đẩy để cướp lộc tại lễ hội đúc Bụt tại (Vĩnh Phúc), hội làng Sơn Đồng (hay còn gọi là lễ hội Giằng Bông, Hà Nội), hội phết Hiền Quan (Phú Thọ). Một số lễ hội vẫn có tình trạng đánh nhau, bạo lực...
Nhằm hạn chế những hiện tượng trên, bà Ninh Thị Thu Hương cho biết Cục Văn hóa cơ sở đã làm việc với một số địa phương có hoạt động lễ hội còn hiện tượng gây tranh luận trái chiều. Cục Văn hóa cơ sở đã có văn bản gửi các địa phương, trọng tâm là Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… đề nghị các địa phương phải căn cứ vào thực tiễn, quy định trong Nghị định 110/2018/NĐ-CP về tổ chức, quản lý lễ hội; sớm thành lập ban tổ chức, xây dựng kịch bản, phương án tổ chức lễ hội khoa học, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của người dân.
"Các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về nét đẹp văn hóa truyền thống thể hiện hoạt động lễ hội xuân cũng như thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự Phật giáo. Các di tích, ban quản lý các lễ hội cần phải xem xét và quan tâm đến cơ sở vật chất ở những nơi tổ chức lễ hội để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn ở địa phương" - bà Ninh Thị Thu Hương nhấn mạnh.
Theo hướng dẫn về việc tổ chức các hoạt động VH-TT-DL mừng xuân Quý Mão 2023 được Bộ VH-TT-DL ban hành, các địa phương cần thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống... thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương, loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.
Người tham gia lễ hội có thể tăng
Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các lễ hội đầu xuân Quý Mão 2023 đang thu hút đông đảo du khách. Hàng vạn người đã đến Khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc vào mùng 6 tháng giêng để tham gia lễ hội đền Sóc xuân Quý Mão.
Năm nay, sau khi làm lễ tại sân Rồng (đền Thượng), giò hoa tre và trầu cau được cung tiến đức Thánh Gióng đã được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để phát lộc cho du khách, đúng như kịch bản, quy trình của lễ hội như đã cam kết với UNESCO.
Du khách tham dự lễ hội chùa Hương. Ảnh: HỮU HƯNG
Cùng ngày, 4 vạn người đổ về chùa Hương trong ngày khai hội, trong khi lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã diễn ra với sự tham gia của hàng ngàn người dân, du khách.
Lễ hội khai ấn Đền Trần - Nam Định năm nay sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 6-2 (từ ngày 11 đến 16 tháng giêng năm Quý Mão), từ 23 giờ 15 phút ngày 14 tháng giêng sẽ diễn ra nghi thức khai ấn. Còn tại Quảng Ninh, lễ hội xuân Yên Tử năm 2023 sẽ khai hội vào ngày 31-1 (mùng 10 tháng giêng), tại TP Uông Bí và kéo dài suốt 3 tháng đầu năm. Dự kiến, năm nay sẽ có hơn 1 triệu Phật tử, nhân dân và khách du lịch về Yên Tử trong thời gian lễ hội.
Theo bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL), do không còn bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm nay có thể sẽ có tình trạng đột biến về số lượng người tham gia lễ hội. Cục Văn hóa cơ sở đã có Công văn số 1240/VHCS-NSVH gửi các tỉnh, thành đề nghị các sở quản lý văn hóa chỉ đạo ban tổ chức lễ hội thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính. Kiên quyết không để các hành vi chen lấn, tranh cướp, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, biến tướng trong dâng sao giải hạn, phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử di tích, lễ hội…
Bộ VH-TT-DL cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các ban tổ chức lễ hội phải xây dựng, triển khai các phương án bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội. Trường hợp xảy ra ẩu đả, mất an ninh, trật tự trong lễ hội, phải yêu cầu dừng tổ chức cho đến khi ổn định tình hình.
Tổ chức khoa học, hiệu quả
Những năm trước, một số hiện tượng tiêu cực, hình ảnh phản cảm, gây bức xúc trong dư luận vẫn xảy ra trong mùa lễ hội như tranh cướp, chen lấn, xô đẩy để cướp lộc tại lễ hội đúc Bụt tại (Vĩnh Phúc), hội làng Sơn Đồng (hay còn gọi là lễ hội Giằng Bông, Hà Nội), hội phết Hiền Quan (Phú Thọ). Một số lễ hội vẫn có tình trạng đánh nhau, bạo lực...
Nhằm hạn chế những hiện tượng trên, bà Ninh Thị Thu Hương cho biết Cục Văn hóa cơ sở đã làm việc với một số địa phương có hoạt động lễ hội còn hiện tượng gây tranh luận trái chiều. Cục Văn hóa cơ sở đã có văn bản gửi các địa phương, trọng tâm là Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… đề nghị các địa phương phải căn cứ vào thực tiễn, quy định trong Nghị định 110/2018/NĐ-CP về tổ chức, quản lý lễ hội; sớm thành lập ban tổ chức, xây dựng kịch bản, phương án tổ chức lễ hội khoa học, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của người dân.
"Các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về nét đẹp văn hóa truyền thống thể hiện hoạt động lễ hội xuân cũng như thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự Phật giáo. Các di tích, ban quản lý các lễ hội cần phải xem xét và quan tâm đến cơ sở vật chất ở những nơi tổ chức lễ hội để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn ở địa phương" - bà Ninh Thị Thu Hương nhấn mạnh.
Theo hướng dẫn về việc tổ chức các hoạt động VH-TT-DL mừng xuân Quý Mão 2023 được Bộ VH-TT-DL ban hành, các địa phương cần thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống... thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương, loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.
Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có yêu cầu các cơ quan, đơn vị không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.
YẾN ANH - GIANG HÀ
Theo nld.com.vn
Link gốc: https://nld.com.vn/van-nghe/xu-nghiem-viec-loi-dung-le-hoi-de-truc-loi-20230129215732423.htm
CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Quảng Bình: Hợp tác nghiên cứu đa dạng sinh học và du lịch thám hiểm
Mới đây, tại thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), tổ chức buổi làm việc và ký kết biên bản hợp tác về nghiên cứu đa dạng sinh học, du lịch thám hiểm hang động giữa BQL vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với Vườn quốc gia Yorkshire Dales (Vương quốc Anh). -
Du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách trong năm 2024
Các doanh nghiệp đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, hướng đến phát triển du lịch bền vững, như: Ưu tiên quảng bá, kích cầu thị trường khách du lịch nội địa; xây dựng các sản phẩm mới lạ; tăng thêm trải nghiệm cho du khách, phát huy lợi thế, tiềm năng...