Đắk Nông: Cần siết chặt hoạt động khai thác cát trên sông Krông Nô
Tình trạng khai thác cát đang khiến sông Krông Nô, đoạn chảy qua xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông bị sạt lở nghiêm trọng.
Theo phản ánh của người dân xã Quảng Phú, huyện Krong Nô, tỉnh Đắk Nông đến tòa soạn Kinh tế Môi trường, hiện nay có doanh nghiệp khai thác cát sử dụng tàu hết đăng kiểm, mua đất (thỏa thuận, hỗ trợ) của người dân ngoài phạm vi được cấp phép và khai thác vượt trữ lượng cấp phép ban đầu gây sạt lở bờ sông rất nghiêm trọng.
Ngày 5/5, nhóm phóng viên chúng tôi có mặt tại khu vực thôn Phú Lợi, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Tại đoạn sông chỉ hơn 2km, có 7 chiếc tàu hút cát máy nổ rầm sát bờ khiến các nhà dân gân khu vực hút cát lúc nào cũng ở trong tình trạng bất an.
Ngày 5/5, nhóm phóng viên chúng tôi có mặt tại khu vực thôn Phú Lợi, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Tại đoạn sông chỉ hơn 2km, có 7 chiếc tàu hút cát máy nổ rầm sát bờ khiến các nhà dân gân khu vực hút cát lúc nào cũng ở trong tình trạng bất an.

Vị trí khai thác cát thuộc Công ty TNHH MTV khai thác khoáng sản Quảng Phú gây sạt lỡ rất nghiêm trọng.

Vị trí đất Công ty TNHH MTV khai thác khoáng sản Quảng Phú thỏa thuận với người dân đã được cắm ranh giới ngoài phạm vi cấp phép.
Ông Y Vinh Hlong ở thôn Phú Lợi, xã Quảng Phú cho biết, gia đình ông được cấp bìa đất rẫy, đất thổ cư và một số hộ dân có rẫy nhưng mỗi năm sông sạt lở lại lấn vào bờ mấy chục mét.
"Gia đình tôi và hàng xóm có khiếu nại Công ty TNHH MTV khai thác khoáng sản Quảng Phú lên UBND xã Quảng Phú thì phía Công ty có đến cùng UBND xã hỗ trợ cho gia đình tôi 50 triệu đồng và còn nói nếu không nhận lần sau sẽ không hỗ trợ nữa để gia đình tôi rút đơn", ông Y Vinh Hlong nói.
Cũng tương tự, ông Y Trơi ở thôn Phú Lợi cho biết: Mới đây, Công ty Hưng Phúc và DNTN Văn Hồng bồi thường cho những hộ dân bị sạt lở đất. "Chúng tôi nhận tiền rồi, 115 triệu đồng/sào. Tuy nhiên vẫn sợ năm sau sông lại lở thêm vào bờ vì đất đã bồi thường, công ty khai thác cát được toàn quyền sử dụng đất trên", ông Y Trơi lo lắng nói.
Theo ông Đô Thanh Hùng - Chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết: “Tình hình sạt lở bờ sông tại xã cũng đã có nhiều báo đài đưa tin. Theo tôi nhiều nguyên nhân gây sạt lở bờ sông, nhưng chủ yếu là khai thác cát và tích nước của thủy điện Chư Bông Krông. Vừa qua, phía thủy điện và các doanh nghiệp khai thác cũng đã có hộ trợ người dân có đất bị sạt lở, việc quản lý tàu thuyền hút cát thì phía UBND xã không nắm rõ số lượng tàu, nhưng theo tôi các tàu khai thác đều được đăng kiểm và cấp phép”, ông Hùng cho biết.

Tàu hút cát của một doanh nghiệp hút gần bờ tại khu vực đang sảy ra sạt lỡ đất nghiêm trọng.
Theo quy định cấp phép khai thác cát đối với các trường hợp cấp phép ban đầu là từ mép sông ra 20 mét. Thế nhưng theo ghi nhận của phóng viên, vị trí khai thác của Công ty TNHH MTV khai thác khoáng sản Quảng Phú có điểm sạt lở hiện nay tới vài chục mét. Việc công ty sang nhượng đất của người dân ngoài phạm vi cấp phép để khai thác là trái quy định pháp luật.
Trước tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng, việc tạm dừng khai thác cát để thực hiện các biện pháp bảo vệ bờ sông, khôi phục môi trường theo Nghị định 23 của Chính phủ và theo đề xuất của huyện Krông Nô là rất xác đáng, việc quản lý tàu khai thác cát và giám sát trữ lượng khai thác là rất cần thiết.
UBND tỉnh Đắk Nông cần sớm có quyết định, xử lý các trường hợp các công ty, doanh nghiệp khai thác cát, mua đất của người dân để khai thác, tránh việc sạt lở tiếp diễn, hủy hoại sông Krông Nô cũng như làm mất đất sản xuất và nhà ở của người dân.
Chúng tôi sẻ tiếp tục thông tin đến bạn đọc ./.
Lê Đạt- Uy Đạt-Uy Tín
Theo kinhtemoitruong.vn
Link gốc: https://kinhtemoitruong.vn/dak-nong-can-siet-chat-hoat-dong-khai-thac-cat-tren-song-krong-no-77350.html
CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Quảng Bình: Sông Dinh “kêu cứu” vì hoạt động khai thác cát
Hoạt động khai thác cát trên sông Dinh đoạn chạy qua xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đang gây ra hệ lụy môi trường nghiêm trọng, nhiều điểm bị sạt lở ăn sâu vào bờ khiến đất sản xuất nông nghiệp của người dân đang dần bị dòng sông nuốt chửng.